Các loại gỗ thông dụng sử dụng trong sản xuất Nội thất và Ngoại thất

Oct 01, 20230 bình luận
Các loại gỗ thông dụng sử dụng trong sản xuất Nội thất và Ngoại thất

Độ cứng của gỗ là một trong những cách đơn giản nhất để phân biệt các loại gỗ được sử dụng trong các đồ Nội thất. Trái với những quan niệm phổ biến của chúng ta về phân loại gỗ cứng và gỗ mềm, gỗ cứng không nhất thiết phải cứng hơn và đặc hơn so với gỗ mềm. Về mặt thực vật học, gỗ cứng đến từ cây có hoa trong khi gỗ mềm đến từ cây lá kim. Cả gỗ cứng và gỗ mềm đều được sử dụng cho mọi mục đích từ kết cấu cho đến mục đích trang trí.

Gỗ cứng

Gỗ cứng đến từ thực vật hạt kín như cây Phong, cây Sồi và cây Óc chó. Những cây này rụng lá hàng năm. Khi chúng phát triển chậm, gỗ sẽ cứng và có các sợi gỗ dày đặc hơn (sợi tracheids và sợi libriform)

Vì gỗ cứng rất hiếm, nên tương đối đắt so với gỗ mềm. Tuy nhiên có những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ cây Bạch đàn là loại gỗ cứng nhưng có giá thành tương đương với hầu hết các loại gỗ mềm khác. Gỗ cứng thì bền, các sớ gỗ gần nhau hơn và ít cần bảo trì hơn. Nó cũng đi kèm với hàm lượng nhựa thấp và chống cháy tốt. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại gỗ cứng đều lý tưởng để làm đồ Nội thất.

1. Gỗ Gụ (Mahogany)

Gỗ Gụ là một trong những loại gỗ nhiệt đới phổ biến nhất. Gỗ Gụ được đánh giá cao về vẻ đẹp, độ bền và màu sắc. Loại gỗ này thường không có các lỗ rỗng và túi trong thân cây. Màu gỗ tối dần theo thời gian. Kết quả là nó là một trong những lựa chọn phổ biến cho đồ Nội thất

  • Màu - đỏ nâu đến đỏ máu
  • Mật độ - kết cấu trung bình và nặng vừa phải
  • Vân gỗ - thẳng
  • Sử dụng phổ biến - đồ Nội thất cao cấp, cửa ngoài, cửa sổ và trang trí
  • Hoàn thiện - chà nhám 

2. Óc chó (Walnut)

Óc chó (Óc chó đen) là một trong những loại gỗ phổ biến nhất cho đồ Nội thất. Độ ổn định kích thước, chống sốc và màu sắc phong phú là những lý do đằng sau sự phổ biến của nó

  • Màu sắc - màu nâu nhạt tới nâu chocolate đen với các vệt mầu nâu đậm hơn. Sapwood có màu vàng nhạt đến xám gần như trắng
  • Mật độ - kết cấu trung bình, khá nhẹ
  • Vân gỗ - vân gỗ mở vừa phải
  • Sử dụng phổ biến - đồ Nội thất cao cấp, chạm khắc, nhạc cụ và báng súng
  • Hoàn thiện - hoàn thiện bằng polyurethane gốc dầu

3. Sồi đỏ (Red Oak)

Cây Sồi có nguồn gốc từ bán cầu Bắc. Có khoảng 600 loài Sồi, cả rụng lá và thường xanh. Gỗ Sồi rất khoẻ, nặng và bền. Nó cũng có khả năng chống nấm

  • Màu - đỏ hồng đến vàng
  • Mật dộ - rất cứng và khoẻ
  • Vân gỗ - mô hình vân xốp hở
  • Sử dụng phổ biến - Nội thất, tủ, trang trí, sàn, tiện ...
  • Hoàn thiện - hoàn thiện tự nhiên hoặc dầu

4. Tần Bì (Ash)

Tần Bì là cây trung bình đến lớn mọc ở hầu hết các nơi trên Thế giới. Gỗ Tần Bì cho cảm giác trơn tru khi chạm vào. Nó bền, dẻo dai và linh hoạt. Có tính chất đóng đinh, giữ vít và dán keo tuyệt vời. Do đó, thợ mộc rất thích sử dụng gỗ Tần Bì làm đồ Nội thất. Tuy nhiên gỗ Tần Bì lại có mùi khó chịu tương đối khi làm việc với nó

  • Màu - lợt, nâu kem
  • Mật độ - cứng, linh hoạt
  • Vân gỗ - vân mở với các vệt màu nâu
  • Sử dụng phổ biến - sàn nhà, hộp, thùng, gậy bóng chày và các vật thể quay khác như tay cầm công cụ
  • Hoàn thiện - phù hợp với mọi loại xử lý hoàn thiện

5. Bạch Dương (Birch)

Cây Bạch Dương đang phát triển mạnh tại Bắc bán cầu. Mặc dù nó có quan hệ chặt chẽ với gỗ Sồi, nhưng nó cứng hơn nhiều. Ván ép (plywood) Bạch Dương có lẽ được sử dụng rộng rãi nhất vì nó cứng, ổn định, giá cả phải chăng và nguồn rất phong phú

  • Màu sắc - nâu đỏ nhạt
  • Mật độ - cứng, trọng lượng trung bình
  • Vân gỗ - thường thẳng hoặc hơi lượn sóng
  • Sử dụng phổ biến - ván ép, tủ, ghế, đồ gỗ, Nội thất, cửa bên trong ...
  • Hoàn thiện - phù hợp với mọi loại xử lý hoàn thiện

6. Cây Phong (Maple)

Cây Phong hầu hết có nguồn gốc từ châu Á. Nhưng chúng cũng được tìm thấy ở châu Âu, Bắc Phi và Bắc Mỹ. Gỗ Phong rất chắc chắn, có khả năng chống phân tách và bền. Gỗ Phong có thể được lau sạch bằng vải ẩm, điều đó giup1 gỗ Phong rất lý tưởng làm đồ Nội thất và nhà Bếp.

  • Màu sắc - thường có màu nâu sẫm
  • Mật độ - cứng vừa phải nhưng rất khoẻ
  • Vân gỗ - vân đóng, thường thẳng nhưng cũng có thể là lượn sóng
  • Sử dụng phổ biến - tất cả mọi thứ từ đồ Nội thất, sàn nhà .v.v.
  • Hoàn thiện - phù hợp nhiều loại xử lý hoàn thiện

7. Anh Đào (Cherry)

Gỗ Anh Đào có màu sắc phong phú, vân gỗ mịn và linh hoạt, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến cho các nhà sản xuất đồ Nội thất. Gỗ Anh Đào cũng rất dễ hấp và uốn cong nên rất phù hợp cho những chi tiết hoặc đồ gỗ có thiết kế cong

  • Màu sắc - nâu hồng nhạt khi mới cắt, chuyển qua nâu đỏ theo thời gian
  • Mật độ - khoẻ, trọng lượng trung bình và cứng vừa phải
  • Vân gỗ - vân đóng và thẳng
  • Sử dụng phổ biến - tủ, đồ Nội thất cao cấp, sàn nhà, veneer, nhạc cụ, các mặt hàng bằng gỗ đặc biệt nhỏ
  • Hoàn thiện - thích hợp các kiểu hoàn thiện nhẹ tới tự nhiên

8. Dẻ Gai (Beech)

Là loại cây rụng lá và có nguồn gốc ở vùng ôn đới châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Gỗ Dẻ Gai khá bền và chống mài mòn và chống sốc tốt. Dẻ Gai uốn cong dễ dàng như Tần Bì nên cũng rất phổ biến dùng làm đồ gỗ Nội thất.

  • Màu sắc - màu hồng đến màu nâu đỏ từ tim ra bên ngoài
  • Mật độ - rất cứng và nặng
  • Vân gỗ - thẳng với kết cấu đồng đều
  • Sử dụng phổ biến - chân và lưng ghế, đồ chơi, nhạc cụ, Nội thất
  • Hoàn thiện - phù hợp nhiều loại hoàn thiện

9. Gỗ Tếch (Teak)

Là loại gỗ cứng vùng nhiệt đới có nguồn gốc từ Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan. Gỗ Teak là một trong những loại gỗ cứng và bền nhất trong tất cả các loại gỗ tự nhiên. Nó có khả năng chống thối rữa, ánh sáng mặt trời, mưa, sương giá và tuyết, làm cho nó rất phù hợp cho xây dựng ngoài trời và đồ Nội thất. Tuy nhiên gỗ Teak khá đắt tiền và đôi khi khó tìm

  • Màu sắc - có màu vàng và nâu trung bình, tối dần theo độ tuổi
  • Mật độ - nặng và cứng
  • Vân gỗ - vân thẳng, đôi khi lượn sóng và có thể lồng vào nhau
  • Sử dụng phổ biến - đóng thuyền, veneer, đồ Nội và ngoại thất, chạm khắc ...
  • Hoàn thiện - tự nhiên và sơn mài

Gỗ mềm

Gỗ mềm có nguồn gốc từ cây hạt trần, là cây thường xanh. Gỗ mềm bao gồm các loại như Thông, Vân sam, Linh sam, Tuyết tùng, gỗ Đỏ và Thuỷ tùng. Cây thường xanh có xu hướng ít rậm rạp hơn cây rụng lá. Vì vậy sẽ dễ dàng hơn để đốn hạ.

Gỗ mềm thường có hàm lượng nhựa cao hơn và màu nhạt hơn. Vì vậy nó có khả năng chống cháy kém. Cấu trúc tốt và nhẹ làm cho gỗ mềm lý tưởng để làm đồ Nội thất

1. Thông Parana (Parana Pine)

Cây Thông Parana còn được gọi là Thông Brazil có nguồn gốc Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil. Gỗ Thông Parana không có ống nhựa. Nó có độ bền cắt và khả năng giữ đinh cao hơn các loại gỗ mềm khác. Tuy nhiên, nó có xu hướng cong vênh, biến dạng trong quá trình sấy và nén

  • Màu sắc - có màu nâu nhạt đến trung bình, thường có các vệt màu đỏ
  • Mật độ - nhẹ nhưng cứng
  • Vân gỗ - thẳng và đồng đều
  • Sử dụng phổ biến - đóng khung gỗ, đồ Nội thất, khung cửa ...
  • Hoàn thiện - cần có những lớp phủ lót ban đầu

2. Thông trắng (Eastern white Pine)

Phổ biến ở Đông Bắc Mỹ, đây là một trong những loại gỗ có giá trị nhất. Gỗ Thông trắng chuyển sang màu vàng khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời theo thời gian. Sau khi sấy khô đúng cách, nó trở nên tương đối ổn định. Tuy nhiên, loại gỗ này khá xốp. Vì vậy, nó sẽ phồng rộp khi hấp thụ nước và độ ẩm. Gỗ Thông trắng tương đối rẻ và sẵn có

  • Màu sắc - nâu nhạt
  • Mật độ - mềm và rất nhẹ
  • Vân gỗ - thẳng và chặt. Tuy nhiên gỗ mùa đông và gỗ mùa hè có sự khác biệt
  • Sử dụng phổ biến - gia công Nội và Ngoại thất, panel, chạm khắc, tiện ...
  • Hoàn thiện - phải phủ lớp polyurethane gốc nước hoặc gốc dầu trước khi hoàn thiện

3. Vân Sam trắng (White Spruce)

Tất cả các loài Vân Sam đều có nguồn gốc ở vùng ôn đới và phương Bắc (Taiga) phía Bắc. Chúng cũng được phân bố rộng khắp các dãy núi ở lục địa châu Âu. Nó có khả năng đóng đinh và bắt vít tuyệt vời. Tuy nhiên, nó chỉ có khả năng chống sâu, mục nát ở mức độ thấp

  • Màu sắc - có màu trắng kem đến vàng nhạt hoặc nâu đỏ
  • Mật độ - độ cứng vừa phải
  • Vân gỗ - thẳng và nhất quán
  • Sử dụng phổ biến - xây dựng, làm mộc và làm thùng
  • Hoàn thiện - khi hoàn thiện nhám thì nên sử dụng gel nhuộm hoặc mực

4. Tuyết Tùng đỏ (Red Cedar)

Là tên gọi chung cho nhiều loại cây Tuyết Tùng khác nhau phát triển mạnh ở Đông Mỹ. Gỗ Tuyết Tùng đỏ (còn được gọi là Tuyết Tùng đỏ thơm) có khả năng chống lại sự phân huỷ và côn trùng. Nó rất thơm và tạo hình dễ dàng. Tuy nhiên loai gỗ này có khả năng giữ đinh và vít vừa phải

  • Màu sắc - đỏ hoặc nâu tím
  • Mật độ - cứng và nhẹ
  • Vân gỗ - thẳng với nhiều nút thắt
  • Sử dụng phổ biến - hàng rào, tủ quần áo, chạm khắc, đồ gỗ ngoài trời, bút chì và các đồ bằng gỗ nhỏ
  • Hoàn thiện - xử lý bằng dầu được khuyến khích

5. Linh Sam (Fir)

Cây Linh Sam phân bổ ở hầu hết Bắc và Trung Mỹ, châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Chúng thường mọc ở vùng núi. Gỗ Linh Sam có độ co thấp và ổn định hợp lý. Nó cũng có sự đàn hồi khá.

  • Màu sắc - màu vàng đến trắng đỏ
  • Mật độ - trọng lượng trung bình và khá cứng
  • Vân gỗ - thẳng và trơn, đôi khi lượn sóng
  • Sử dụng phổ biến - Veneer, gỗ dán và gỗ xây dựng
  • Hoàn thiện - gỗ có hàm lượng nhựa khá cao, nên cần một lớp sơn phủ bên ngoài

6. Thuỷ Tùng (Yew)

Cây Thuỷ Tùng có nguồn gốc từ miền Tây, miền Trung và Nam châu Âu. Tâm gỗ Thuỷ Tùng rất dai và bền. Gỗ Thuỷ Tùng tốtt nhất là loại trồng ở vùng núi. Nó có tính đàn hồi cao, do đó có thể dễ dàng uốn cong. Loại gỗ này cũng có khả năng kháng côn trùng tốt.

  • Màu sắc - nâu cam tới nâu sẫm hoặc tía
  • Mật độ - mềm mại, linh hoạt và nặng vừa phải
  • Vân gỗ - thẳng và đồng đều
  • Sử dụng phổ biến - làm cung bắn, veneer, Nội thất, chạm khắc và nhạc cụ
  • Hoàn thiện - nên xử lý qua lớp poluurethane gốc nước hoặc gốc dầu

Các bài viết khác

Bình luận (0)

Không có bình luận nào cho bài viết này. Hãy là người đầu tiên bình luận!

Để lại bình luận

Xin lưu ý: bình luận phải được phê duyệt trước khi được đăng

Sản phẩm liên quan