Ngôi chùa người Hoa cổ nhất Nam bộ bên dòng Đồng Nai

Feb 07, 20240 bình luận
Ngôi chùa người Hoa cổ nhất Nam bộ bên dòng Đồng Nai

Chùa Ông hay còn gọi Thất Phủ cổ miếu là một trong những ngôi chùa cổ nhất xứ Nam bộ trên vùng đất Biên Hòa.

chùa ông

Chùa Ông nằm bên cạnh dòng sông Đồng Nai, trước đây là miếu Quan Đế, được khai tạo năm 1684, sau 6 năm tướng Trần Thượng Xuyên người Hoa xin thuần phục Chúa Nguyễn, đưa lưu dân người Hoa đến vùng đất Cù Lao Phố khai hoang, lập nghiệp.

Trước cổng chùa là một cây si cổ thụ lớn, quanh năm toả bóng rợp cả vùng sân.

chùa ông đồng nai

Chùa Ông nằm bên cạnh dòng sông Đồng Nai, trước đây là miếu Quan Đế, được khai tạo năm 1684, sau 6 năm tướng Trần Thượng Xuyên người Hoa xin thuần phục Chúa Nguyễn, đưa lưu dân người Hoa đến vùng đất Cù Lao Phố khai hoang, lập nghiệp.

Trước cổng chùa là một cây si cổ thụ lớn, quanh năm toả bóng rợp cả vùng sân.

chùa ông

Chùa có quy mô kiến trúc "tứ hợp viện" theo truyền thống chùa chiền của người Hoa, với các thành tố chính: tiền điện, phương đình và chính điện.

Trải qua 5 lần trùng tu nhưng kiến trúc bằng gỗ, đá vẫn hiện hữu, những công trình mỹ thuật bằng gốm từ trên mái diềm đến các bao lam, hoành phi câu đối, ban thờ, khán thờ đều thể hiện lòng tôn kính của bá tánh với Đức Ông Quan Công.

chù ông

Ban trị sự Thất Phủ cổ miếu cho biết chùa thờ Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu...

Ông Trần Quang Toại, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Đồng Nai, cho biết Chùa Ông là sự giao thoa văn hóa Hoa - Việt hơn 300 năm trên vùng đất Nam bộ. "Quan Công được xem như biểu trưng cho những phẩm chất rất gần gũi với đạo đức truyền thống người Việt theo tư tưởng Nho giáo: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, liêm...", ông Toại nói.

chùa ông

Kiến trúc và bài trí ở đây thể hiện được trình độ điêu luyện, khiếu thẩm mỹ tinh tế của nghệ nhân dân gian của người Việt và người Hoa xưa trên vùng đất Biên Hòa.

Ngôi chùa thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam tích hợp nhiều nguồn gốc và dung hòa qua các thế hệ.

chùa ông

Chùa thường tập trung đông người đến dâng hương vào dịp cuối tuần, rằm hay trong những ngày đầu năm mới khi có Lễ hội Chùa Ông.

chùa ông

Bên hông Chính điện là lối đi nhỏ dẫn từ trước ra phía sau chùa. "Em ở Biên Hòa cũng hay đến viếng chùa, nay gần Tết nên bạn bè đồng nghiệp trong công ty rủ nhau chụp ảnh để làm kỷ niệm", Nhung, một du khách nói.

chùa ông

Chùa Ông vẫn còn lưu giữ những thành tựu nghệ thuật của các nghệ nhận thuộc làng nghề chạm khắc đá Bửu Long - một làng nghề hơn 300 tuổi ở Biên Hòa.

chùa ông

Cặp rồng chầu mặt trời bằng đá Bửu Long được chạm khắc trước cổng chùa.

chùa ông

Cặp rồng chầu mặt trời bằng đá Bửu Long được chạm khắc trước cổng chùa.

chùa ông

Lễ hội Chùa Ông trở thành Di sản văn hóa phi vật thể năm 2023, tổ chức thường niên từ ngày 9 đến 13 tháng Giêng âm lịch với nhiều chương trình nhưLễ Nghinh Ông giữa đường phố, đờn ca tài tử, tuồng cổ, múa lân sư rồng, viết thư pháp, thả hoa đăng.

Lễ hội năm nay do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức, dự kiến có hơn 50 đại biểu đến từ các nước như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia.

Các bài viết khác